Hiện nay, việc cấp phép để một nhà thầu nước ngoài làm thầu phụ hoặc liên danh với nhà thầu Việt Nam đang được quan tâm.
Quy định và trình tự hồ sơ cấp phép để một nhà thầu nước ngoài làm thầu phụ hoặc liên danh với nhà thầu Việt Nam như sau:
STT | Nội dung | Chi tiết và căn cứ pháp lý | Cơ quan/tổ chức thực hiện |
1 |
Nguyên tắc quản lý, quy định pháp luật về hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam | ||
1.1 |
Nguyên tắc quản lý hoạt động nhà thầu nước ngoài | – Chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam khi được Giấy phép hoạt động xây dựng (Cấp theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu).
– Tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Căn cứ pháp lý: Điều 102 Nghị định 15/2021/NĐ-CP |
|
1.2 |
Quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện tham gia đấu thầu | – Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập; – Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; – Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; – Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu năm 2014; – Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu; – Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; – Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Đấu thầu 2014 |
Nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng điều kiện được liệt kê |
1.3 |
Điều kiện cấp phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài | – Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
– Phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu – Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam. Căn cứ pháp lý: Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP |
Nhà thầu nước ngoài |
1.4 |
Trường hợp hết hiệu lực Giấy phép của nhà thầu nước ngoài | – Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
– Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Căn cứ pháp lý: Điều 105 Nghị định 15/2021/NĐ-CP |
|
2 |
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng | ||
2.1 |
Lập Thỏa thuận/ Hợp đồng liên danh giữa Nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam | Thỏa thuận liên danh phải định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh:
– Phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; Nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện. (Căn cứ pháp lý: Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP) – Có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh; (Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 5 Luật đấu thầu) – Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh. (Căn cứ pháp lý: Khoản 35 Điều 5 Luật đấu thầu; – Từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. (Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 11 Luật đấu thầu) |
Nhà thầu trong liên danh tự thỏa thuận |
2.2 |
Nộp hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động xây dựng | – Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu (bằng tiếng việt);
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp; (dịch ra tiếng Việt công chứng, chứng thực) – Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp; (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự) – Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu); (dịch ra tiếng Việt công chứng, chứng thực) – Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu); (dịch ra tiếng Việt công chứng, chứng thực); – Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu; (dịch ra tiếng Việt công chứng, chứng thực) – Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình. (Căn cứ pháp lý: Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP) |
Nhà thầu nước ngoài chuẩn bị hồ sơ nộp tại:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (Hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên); – Sở Xây dựng (đối với hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh) |
2.3 |
Cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng | – Xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp sẽ trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
– Khi nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. (Theo thông tư 172/2016/TT-BTC Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 (hai triệu) đồng/giấy phép)
|
Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài cần thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về các quy định liên quan đến Quy định và trình tự hồ sơ cấp phép để một nhà thầu nước ngoài làm thầu phụ hoặc liên danh với nhà thầu Việt Nam, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]