CÔNG TY CÓ ĐƯỢC XÉT NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

  1. Công ty có được xét nghiệm việc sử dụng ma túy của người lao động không (thử máu, xét nghiệm nước tiểu):
  • Khoản 7, Điều 8 Luật phòng chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2006 quy định cấm bắt buộc xét nghiệm HIV, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do luật quy định như theo yêu cầu của Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra, ….
  • Điểm a, khoản 1 Điều 22 NĐ 176/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế quy định phạt tiền từ 000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động.
  • Hiện tại, Luật chỉ quy định cấm yêu cầu xét nghiệm HIV đối với người lao động, không cấm trường hợp xét nghiệm kiểm tra việc sử dụng ma túy => Công ty có thể quy định xét nghiệm việc sử dụng ma túy dưới hình thức khám sức khỏe định kỳ cho người lao đông.
  • Việc yêu cầu xét nghiệm để test việc sử dụng ma túy cho người lao động không được coi là phân biệt đối xử với người lao động, mà việc sử dụng kết quả xét nghiệm đó để làm căn cứ sa thải hoặc áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào cho người lao động mới được xem là hành vi phân biệt đối xử với người lao động.

 

  1. Kết quả xét nghiệm phát hiện người lao động dương tính với ma túy, công ty được làm những gì?
  • Kết quả xét nghiệm chỉ là cơ sở để phân loại sức khỏe cho người lao động, không phải là cơ sở để áp dụng các hình thức kỷ luật => Công ty không thể căn cứ kết quả xét nghiệm để sa thải hoặc áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với người lao động.
  • Theo khoản 1, Điều 126, hình thức kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về xét nghiệm ma túy cho người lao động, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook