Trong thời đại số hiện nay, việc các công ty phần mềm cũng như các doanh nghiệp tạo ra ngày càng nhiều phần mềm (chương trình máy tính) để phụ vụ cho hoạt đồng của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp có cần đăng ký bảo hộ các phần mềm này không? Và thủ tục đăng ký như thế nào?
- Phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính là sản phẩm thuộc loại hình tác phẩm “Chương trình máy tính”, là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT).
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, dù đăng ký hay chưa. Do vậy, các phần mềm của Công ty sẽ tự động được bảo hộ quyền tác giả khi phần mềm được hình thành.
- Tuy nhiên, mặc dù việc đăng ký quyền tác giả không phải là cơ sở phát sinh các quyền tác giả, nhưng khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu được đương nhiên thừa nhận quyền sở hữu và không có nghĩa vụ chứng minh khi phát sinh các tranh chấp.
- Quyền tác giả
- Cơ sở pháp lý: Điều 18, 19, 20 LSHTT năm 2005
- Theo quy định tại Điều 18 LSHTT năm 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 LSHTT năm 2005 bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 LSHTT năm 2005 bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của quyền tài sản quy định tại Điều 20 LSHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 và quyền công bố tác phẩm thuộc quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
- Cơ sở pháp lý: Điều 22 LSHTT năm 2005; Điều 17 NĐ 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018
- Theo quy định tại tại Điều 17 NĐ 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018, quyền tác giả đối với chương trình máy máy tính như sau:
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
- Thời điểm phát sinh quyền tác giả
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 6 LSHTT năm 2005
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Việc đăng ký quyền tác giả sẽ tạo lợi thế cho chủ sở hữu trong trường hợp vướng tranh chấp quyền tác giả cũng như việc khai thác, sử dụng, thương mại quyền tác giả.
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính
- Cơ sở pháp lý: Điều 27 LSHTT năm 2005
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
- Chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính (phần mềm)
- Cơ sở pháp lý: Điều 39 LSHTT năm 2005
- Theo quy định của LSHTT năm 2005, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là: tác giả, đồng tác giả hoặc tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả.
- Chẳng hạn: Đối với trường hợp công ty A giao nhiệm vụ và trả lương/chi phí cho nhân viên, công tác viên hoặc bên thứ 3 để tạo ra chương trình máy tính (phần mềm). Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 39 LSHTT năm 2005, công ty A sẽ là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của LSHTT năm 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ phần mềm
Để đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm, thì doanh nghiệp/cá nhân cần phải nộp đơn và hồ sơ kèm theo đến Cục Bản Quyền Tác Giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, cụ thể như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả
– Bản công chứng CMND/CCCD của tác giả/đồng tác giả;
– Bản công chứng Giấy ĐKKD của Công ty;
– Quyết định giao việc (trong trường hợp giao cho nhân viên Công ty);
– Bản tuyên bố của tác giả/chủ sở hữu (trong trường hợp tác giả là người đại diện pháp luật của Công ty);
– Bản cam đoan của tác giả
– Tác phẩm dưới dạng đĩa CD;
– Hướng dẫn sử dụng phần mềm (Có mã code của phần mềm);
Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về các quy định liên quan đến quyền tác giả đối với chương trình máy tính (phần mềm), quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: info@mlt-lawyer.com