- Đối với trường hợp nghỉ thai sản:
Theo quy định tại khoản 7, Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ thai sản bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Vì vậy, đối với trường hợp người lao động đang nghỉ thai sản thì không được hưởng lương những ngày lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp nghỉ ốm đau ngắn ngày (từ 30 đến 70 ngày, tùy thuộc vào thâm niên đóng BHXH và điều kiện làm việc):
Theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm của người lao động được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Vì vậy, đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày thì vẫn được hưởng lương những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày (tối đa 180 ngày):
Theo quy định tại khoản 2, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc cần chữa trị dài ngày thì thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày tính cả ngày lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Vì vậy, đối với trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì không được hưởng lương ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nghỉ không lương dài hạn:
Đối với Người lao động hưởng lương theo tháng, tiền lương theo tháng được trả căn cứ vào tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu người lao động nghỉ không lương thì lấy lương cả tháng trừ đi những ngày đã nghỉ; riêng ngày lễ tết thì không tính. Do ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ngay từ đầu đã được coi là ngày nghỉ làm và được hưởng nguyên lương của người lao động.
Vì vậy, trường hợp người lao động nghỉ không lương dài hạn vẫn được hưởng lương vào những ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về riền lương, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]