NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT KHI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật; sau đây là những thông tin quan trọng mà Người lao động cần biết về khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho kỳ tính thuế năm 2020:

1. Hạn chót khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì hạn chót nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 4/2021 đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn hộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 3/2021 hoặc ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Trường hợp phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì Người lao động có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, trừ các trường hợp sau:

– Người lao động có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

– Người lao động có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;

– Người lao động được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.

3. Trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì Người lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, Người lao động trả thu nhập, cụ thể như sau:

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, Người lao động trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Trường hợp Người lao động là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì Người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, Người lao động trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập Người lao động theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

4. Trường hợp Người lao động được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã nộp

Theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì Người lao động được hoàn thuế thu nhập Người lao động trong các trường hợp sau đây:

(1) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

(2) Người lao động đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

(3) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp trên áp dụng đối với những Người lao động đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

5. Trường hợp được yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC  thì trường hợp Người lao động đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế nhưng không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thì có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế theo quy định.

Việc cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Đối với Người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: Người lao động có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2019 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2020.

– Đối với Người lao động ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho Người lao động một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2019 đến tháng hết tháng 8/2020) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2019 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2020.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

 

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook