THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN

Hiện nay, việc xuất khẩu nông sản Việt Nam đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vậy để xuất khẩu được nông sản doanh nghiệp cần đáp ứng những những điều kiện gì, thủ tục thực hiện ra sao. Mời Quý doanh nghiệp/cá nhân xem bài viết dưới đây:

  1. Về điều kiện được khẩu:
  • Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” về Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thì trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân (gồm các tổ chức, cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh;
  • Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”;
  • Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.

Như vậy, các Công ty đã thành lập pháp nhân hợp pháp đều có thể tham gia hoạt động xuất khẩu

  1. Về thuế xuất khẩu:

Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì:

  • Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
  • Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”.
  • căn cứ vào thực tế tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với thực tế hàng hóa.

 

  1. Trình tự xuất khẩu nông sản:

Bước 1: Kiểm tra nông sản

Đây là một bước rất quan trọng bởi không phải sản phẩm nào cũng được phép xuất khẩu. Công ty cần xem xét kỹ cả 2 phía, bên nhập hàng và bên cung cấp các mặt hàng nông sản.

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và kiểm định

Các sản phẩm trước khi xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sau:

  • Kiểm dịch thực phẩm;
  • Có khả năng phản được chiếu xạ;
  • Được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn;
  • Được đóng gói một cách cẩn thận;
  • Kiểm tra chất lượng, hàng lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bước 3: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị

  • Hóa đơn hàng hóa;
  • Bảng kế hàng hóa được xuất khẩu;
  • Giấy xác nhận kiểm dịch thực phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn;
  • Giấy xác nhận xuất khẩu.

Bước 4: Các công việc cần thực hiện

  • Shipping mark khi xuất khẩu trái cây:

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

  • Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:

 

  • Kiểm tra hàng hóa đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu chưa

Doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được:

  • Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
  • Kiểm dịch thực vật;
  • Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
  • Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa.
  • Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì phải chú ý thêm các điều sau:
  • Thời gian thu hoạch nông sản đủ;
  • Thời gian đóng hàng;
  • Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
  • Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
  • Thời gian vận chuyển.
  • Làm thủ tục kiểm dịch thực vật:
  • Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp Nhà nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi. Hiện nay, khi kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch không chỉ kiểm tra hồ sơ mà còn đưa sản phẩm nông sản về cơ quan để làm kiểm nghiệm chuyên môn. Vì thế, Doanh nghiệp cần chuẩn bị sản phẩm đúng chất lượng. Để cơ quan cấp chứng thư kiểm dịch thực vật nhanh nhất.

 

  • Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
  • Giấy giới thiệu;
  • Đơn đăng ký kiểm dịch;
  • Invoice;
  • Packing list;
  • Hợp đồng thương mại;
  • Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có);
  • Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần).
  • Đây là bước rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu nông sản. Bước này không nặng về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản, không bị trả về.
  • C/O
  • Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. Các loại mặt hàng như rau củ quả thuộc vào doanh mục cần được kiểm định thực vật, Bên nhập khẩu còn phải yêu cầu đảm bảo đủ điều kiện người xuất khẩu phải làm thêm C/O để chứng minh xuất xứ của hàng hóa.
  • C/O được Bộ Công thương cấp. Bộ Công thương đã ủy quyền lại cho một số cơ quan trực thuộc bộ cấp. Ở các tỉnh phía nam có thể nộp hồ sơ cấp tại VCCI Hồ Chí Minh.
  • Thực hiện Xuất khẩu hàng hóa
  • Các bước thực hiện Quy trình xuất khẩu (Đối với Forwarder)
  • Nhận yêu cầu từ khách hàng.
  • Kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn hoặc check với line. …
  • Nếu khách đồng ý với lịch tàu và giá đã đưa thì lấy booking từ line và gửi khách.
  • Chuẩn bị chứng từ khai hải quan.
  • Thông quan hàng xuất.
  • Phát hành vận đơn.

Ở mỗi nước xuất khẩu nông sản sẽ có thêm các quy định riêng, vì vậy trước khi xuất khẩu nông sản sang nước quốc gia nào. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm các quy định định về nhập khẩu nông sản tại nước sở tại.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về xuất khẩu nông sản, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Công ty Luật MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

 

 

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook