ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN, HỒ SƠ, HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Các trường hợp và điều kiện Doanh nghiệp bị giải thể theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020: 

a) Các trường hợp Doanh nghiệp bị giải thể:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

b) Điều kiện giải thể

  • Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • 2. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
  • Cơ sở pháp lý: Điều 207 đến 211 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều 70, 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Các bước thực hiện:
Bước Cơ quan/cá nhân thực hiện Nội dung công việc Thời hạn thực hiện
1 Doanh nghiệp Họp đại hội đồng cổ đông, thông qua nghị quyết, quyết định giải thể

– Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

–  Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ Hợp đồng lao động

– Họ tên và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

2 Doanh nghiệp Gửi thông báo về việc giải đến  Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cơ quan thuế, người lao động, trường hợp có nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì gửi kèm chủ nợ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, kèm hồ sơ:

– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

– Phương án giải quyết nợ (nếu có), phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ, cách thức và thời gian giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện.

 

7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định, nghị quyết
3 Phòng đăng ký kinh doanh

 

– Đăng tải giấy tờ và thông báo tình trạng doanh nghiệp làm thủ tục giải thể lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Chuyển tình trạng pháp lý sang đang làm thủ tục giải thể;

– Gửi thông tin về giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế

1 ngày kể từ ngày nhận thông báo giải thể
4 Doanh nghiệp Thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp, thứ tự ưu tiên:

– Nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN, … quyền lợi của người lao động;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác

 

5

Doanh nghiệp Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, VP đại diện, địa điểm kinh doanh. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể
6 Doanh nghiệp Gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp:

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

05 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ
7 Phòng đăng ký kinh doanh:

 

Gửi thông tin về việc giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế Không quy định thời gian
8 Cơ quan thuế Gửi phòng đăng ký kinh doanh ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
9 Phòng đăng ký kinh doanh

 

 

– Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang đã giải thể nếu không nhận được ý kiến phản hồi từ có quan thuế;

– Ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

 

 

 

 

180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.

Đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án, thủ tục dăng ký giải thể doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Bước Cơ quan/cá nhân thực hiện Nội dung công việc Thời hạn thực hiện
1 Phòng đăng ký kinh doanh

– Đăng tải quyết định và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Chuyển tình trạng của doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể,

– Gửi thông tin về việc giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.

01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
2 Công ty Triệu tập họp để ra quyết định giải thể, gửi hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động và niêm yết công khai tại trụ sở, chi nhánh, Văn phòng đại diện, chủ nợ, người có quyền nghĩa vụ liên quan (nếu có):

– Nghị quyết, quyết định giải thể;

–  Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Tiếp tục làm các bước 4, 5, 6, 7, 8, 9 như đối với trường hợp trên.

 

Hậu quả pháp lý:

  • Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại.
  • Điều kiện để các doanh nghiệp được giải thể là phải thanh toán hết nợ.
  • Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. (Khoản 3 Điều 210 Luật Doanh nghiệp);
  • Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về các quy định liên quan đến điều kiện, phương thức thực hiện, hồ sơ, hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp là công ty cổ phần, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook