STT | THAY ĐỔI CHÍNH | NỘI DUNG CỤ THỂ | ĐIỀU KHOẢN |
1 |
Tăng nhận diện HĐLĐ, quan hệ lao động diễn ra trên thực tế
|
1. Bổ sung quy định:
Mọi hợp đồng bất kể tên gọi là gì, đều được coi là HĐLĐ nếu có đủ 3 dấu hiệu: + Làm việc trên cơ sở thỏa thuận; + Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. |
Điều 3, 13 |
2. Chính thức công nhận hình thức HĐLĐ điện tử (thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử) có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản. 3. HĐLĐ dưới 1 tháng được ký kết bằng lời nói, trừ 3 trường hợp sau phải bằng văn bản.- Nhóm người lao động ủy quyền cho 1 người trong nhóm ký kết HĐLĐ cho công việc theo mùa vụ, công việc nhất định dưới 12 tháng;- NLĐ chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật luật của người đó- Người giúp việc gia đình. (trước đây quy định HĐLĐ bằng lời nói áp dụng cho công việc tạm thời dưới 3 tháng). |
Điều 14 | ||
3. Bổ sung thêm 1 hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết HĐLĐ “Buộc NLĐ thực Hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ.” |
K3 Điều 17 |
||
STT | THAY ĐỔI CHÍNH | NỘI DUNG CỤ THỂ | ĐIỀU KHOẢN |
2 | Loại và thời hạn HĐLĐ
|
1. Bãi bỏ loại HĐLĐ dưới 12 tháng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, chỉ còn 2 loại HĐLĐ: + HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng; + HĐLĐ không xác định thời hạn;- Thời hạn của HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. |
Điều 20 |
2. Chỉ được ký tối đa 2 lần HĐLĐ xác định thời hạn, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ 4 trường hợp sau được ký nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn: – NLĐ cao tuổi- NLĐ là người nước ngoài- NLĐ thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở còn trong nhiệm kỳ- NLĐ là giám đốc DN có vốn Nhà nước |
Điều 20 | ||
3. Bổ sung quy định: Không được sử dụng PLHĐ để sửa đổi thời hạn HĐLĐ. Trường hợp phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của HĐLĐ thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. | Điều 22 | ||
4. Bổ sung quy định Trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà HĐLĐ hết thời hạn thì được ưu tiên giao kết HĐLĐ mới. | K3 Đ 137 | ||
3 | Mở rộng quyền Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ
|
1. NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do, chỉ cần thông báo trước (bao gồm cả HĐLĐ xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn). | Điều 35 |
2. Giữ nguyên thời hạn báo trước,
– HĐLĐ không xác định thời hạn: 45 ngày – HĐLĐ có thời hạn: 30 ngày – HĐLĐdưới 12 tháng; 3 ngày – Và bổ sung trường hợp rút ngắn/kéo dài thời hạn báo trước trong 1 số ngành nghề đặc thù do Chính Phủ quy định (ngành nghề khan hiếm lao động như Phi công, nhà khoa học, …) |
Điều 35 | ||
3. Có 7 trường hợp NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước, trong đó bổ sung mới 1 trường hợp: NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác; – Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng thì quá hạn không quá 30 ngày; – Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; – Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; – Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc; – Đủ tuổi nghỉ hưu; – Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực khi ký kết HĐLĐ. |
Điều 35 | ||
4 |
Mở rộng quyền Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
|
1. Bổ sung thêm 3 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
– NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu; – NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên; – NLĐ cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động. |
Điều 36 |
2. Giữ nguyên thời hạn báo trước 45, 30, 03 ngày tương ứng với HĐLĐ không xác định thời hạn, 12-36 tháng, dưới 12 tháng; nhưng bổ sung trường hợp rút ngắn/kéo dài thời hạn báo trước trong 1 số ngành nghề đặc thù do Chính Phủ quy định (ngành nghề khan hiếm lao động như Phi công, nhà khoa học, …) | Điều 36 | ||
3. Bổ sung thêm 2 trường hợp chấm dứt HĐLĐ không phải báo trước:
– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn luật định trong trường hợp tạm hoãn HĐLĐ; |
Điều 36 |