NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA

Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

Một trong những điểm mới của Nghị định này là không quản lý việc ghi nhãn đối với hàng nhập khẩu gửi kho ngoại quan để tái xuất sang nước thứ ba (khoản 1 Điều 1).

Tuy nhiên, sẽ quản lý việc ghi nhãn của hàng hóa xuất khẩu, theo đó, ngoài tuân thủ quy định của nước nhập khẩu, việc ghi nhãn hàng xuất khẩu còn phải tuân thủ khoản 7 Điều 1 Nghị định này (về ghi xuất xứ) và khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (về các nội dung bắt buộc).

Đối với hàng nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam, trên nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau (có thể bằng tiếng nước ngoài) tại thời điểm thông quan: tên hàng, xuất xứ, tên của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 5 Điều 1).

Trường hợp không xác định được xuất xứ thi xuất xứ hàng hóa được ghi theo nơi thực hiện công đoạn hoàn thiện cuối cùng (khoản 5 Điều 1).

Thay mới các Phụ lục:

  • Phụ lục I. Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện nhãn tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
  • Phụ lục IV. Cách ghi thành phần, định lượng trên nhãn hàng hóa
  • Phụ lục V. Cách ghi khác về thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn của hàng hóa

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022.

Các nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm tuân thủ đúng Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, in ấn trước ngày 15/2/2022 thì được tiếp tục sử dụng tối đa 2 năm kể từ ngày 15/2/2022.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về quy định ghi nhãn hàng hóa, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook