TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

  1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Có sự kiện thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động: Luật hiện hành không có giải thích về trường hợp thế nào là thay đổi cơ cấu tổ chức, hay tổ chức lại lao động. Thực tiễn áp dụng thì quy định này thường được hiểu là, Công ty thay đổi cơ cấu tổ chức của một (nhiều) phòng, ban. Ví dụ như Công ty việc phải xóa bỏ một phòng ban nào đó mà Công ty cho rằng không còn cần thiết trong sơ đồ tổ chức của Công ty khi chiến lược quản lý và phát triển của Công ty không cần các phòng ban này.

  1. Về thủ tục (áp dụng trong trường hợp cho từ 2 NLĐ trở lên thôi việc)

Bước 1: Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở

Nội dung phương án sử dụng lao động:

  • Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
  • Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
  • Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Bước 2: Trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc đối với người lao động

Chỉ quy định báo trước, không quy định yêu cầu thời gian cũng như nội dung

Bước 3: Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội cấp tỉnh

Thời gian: báo trước trước 30 ngày trước khi tiến hành thôi việc

Nội dung thông báo:

  1. a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
  2. b) Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;
  3. c) Lý do người lao động thôi việc;
  4. d) Thời điểm người lao động thôi việc;

đ) Số tiền phải chi trả trợ cấp mất việc làm.”

Bước 4: Trả trợ cấp mất việc làm

Trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho NK từ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Tức là nếu người lao động chỉ mới làm việc cho người sử dụng lao động 1 năm thì trợ cấp mất việc mà người này nhận được vẫn là 02 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động – Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc (nếu đã có);

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Thời hạn thanh toán: trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Xử lý vi phạm

Về lao động:

  • Hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
  • Nhận người lao động trở lại làm việc
  • Trả tiền lương, bảo hiểm thời gian không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Về hành chính:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

  • Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quanquản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền trợ cấp mất việc làm cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected]

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook