TỪ 2021, DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ THANG BẢNG LƯƠNG

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

Theo Điều 93 Bộ luật này:

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Trong khi đó, Bộ Luật Lao động 2012 yêu cầu, khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, doanh nghiệp không phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm các vấn đề về thanh lương, bảng lương, Quý Khách hàng có thể liên hệ với MLT Lawyers qua số điện thoại 0286.2727.987 hoặc 0919.211.048 hoặc qua email: [email protected].

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.
Call us Send us an email Whatsapp Follow on facebook